-Van bypass: điều tiết lượng gas hồi về lốc nén.
-Van tiết lưu hoặc dây xoắn: bay hơi gas lỏng
-Lọc gas
-Quạt làm mát: giải nhiệt giàn nóng
-Lốc máy nén: có nhiệm vụ nén gas lạnh tuần hoàn trong hệ thống
-Giàn lạnh: trao đổi nhiệt với khí nén và giữ nước để xả ra ngoài qua van xả nước tự động
-Các cảm biến nhiệt độ công tắc áp suất để bảo vệ máy.
-Giàn nóng: giải nhiệt của gas ra môi trường xung quanh
Tương tự như cách hoạt động của tủ lạnh, máy sấy khí tác nhân lạnh giữ nhiệt độ giàn lạnh từ 3-5 độ C. Đây cũng là nhiệt độ lý tưởng để hơi nước ngưng tụ thành giọt nước. Giống như hiện tượng sương đọng trên cửa kính mỗi buổi sáng trời lạnh.
Khí nén nóng ẩm đi vào giàn lạnh của máy sấy tác nhân lạnh được đưa xuống nhiệt độ điểm sương 3 độ C, tại đây hơi nước ngưng tụ và qua bẫy nước gom xuống van xả nước tự động xả ra môi trường bên ngoài. Sau đó, khí lạnh trước khi đi ra ngoài lại được tiếp xúc với khí nóng đi vào để tăng nhiệt độ lên gần bằng nhiệt độ môi trường. Một phần làm lạnh luồng khí nóng mới đi vào, giúp tiết kiệm năng lượng, một phần để khí nén có nhiệt độ không quá lạnh khi đi vào dây chuyền sản xuất, khiến đường ống dẫn khí không bị “đổ mồ hôi”.
Với vai trò tách nước trong khí nén, bảo vệ đường ống và các thiết bị, máy sấy khí tác nhân lạnh được sử dụng rộng rãi trong hệ thống máy nén khí. Ưu điểm của máy sấy khí tác nhân lạnh còn có thiết kế nhỏ gọn, dễ lắp đặt, giá thành rẻ, vận hành ổn định bền bỉ, dễ dàng bảo trì bảo dưỡng máy. Nhược điểm là không thể tách nước hoàn toàn ra khỏi khí nén. Vì vậy, máy nén khí tác nhân lạnh được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng không đòi hỏi quá khắt khe về độ khô của khí nén.
DO NHU CẦU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY CHÚNG TÔI CẦN TUYỂN NHÂN KỸ THUẬT, AI CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ: 0965852289
Tính năng của dầu bôi trơn mang tính quyết định đến tuổi thọ của máy nén khí trục vít, vì vậy nếu sử dụng không đúng hoặc sai nhãn mác, dầu tái sinh, dầu pha… sẽ làm hỏng máy nén nghiêm trọng. Việc thay dầu diễn ra định kì và thường xuyên và kĩ thuật […]
Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế […]
1, Khái niệm: Bình chứa khí (Bình áp lực) là một thiết bị dùng để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. 2. Áp suất của Bình chứa khí (Bình áp lực) – Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm […]