Để máy nén khí piston hoạt động hiệu quả và duy trì độ bền cao thì chúng ta cần thường xuyên bảo dưỡng và đặc biệt là thay đầu định kỳ. Dầu máy nén khí giúp bôi trơn, chống mài mòn, chống hỏng hóc cho cụm vòng bi khi quay với tốc độ cao. Tuy nhiên, dầu bôi trơn cũng chỉ có khả năng dẫn nhiệt và giảm độ ma sát nếu muốn triệt tiêu hiệu quả lượng nhiệt sinh ra may nen khi cần có cơ cấu làm mát dầu bôi trơn riêng.
2 loại dầu máy nén khí chính:
– Dầu gốc khoáng là dầu được chưng cất từ dầu mỏ (hay còn gọi là dầu thô) công nghệ sản xuất dầu đơn giản, giá thành rẻ sau khi đã tách ra các thành phần không mong muốn được đem trộn lẫn với các chất phụ gia để tạo thành dầu nhớt.
– Dầu tổng hợp là loại dầu nhớt được sản xuất trong các nhà máy hóa chất để đáp ứng chính xác yêu cầu của động cơ đời mới. Ưu điểm của dầu tổng hợp là khoảng nhiệt độ hoạt động rộng, độ bền nhiệt cao, độ bay hơi thấp, chỉ số độ nhớt cao và ít tạo cặn.
Máy nén khí piston dùng dầu nào?
Thông thường khi thay thế dầu cho máy nén khí thì ta cần quan tâm đến độ nhớt. Độ nhớt thông dụng nhất thường được sử dụng cho máy nén khí piston là VG46. Với những máy nén khí mới sử dụng thì thường được khuyến cáo sử dụng sử dụng dầu có độ nhớt ISO VG 32. Với những chiếc máy nén khí cũ, quá trình sử dụng dài thì sử dụng dầu có độ nhớt ISO VG 46, ISO VG 68.
Thời gian thay dầu máy nén khí?
Thay dầu sau 100 giờ sử dụng đầu tiên và 1000 giờ cho các lần sau đó. Thời gian này có thể phải điều chỉnh nếu chất lượng không khí không tốt. Tốt nhất là bạn nên kiểm tra định kỳ hàng tuần với que thăm để kiểm tra xem lượng dầu trong máy có đủ và còn tốt không để có những điều chỉnh kịp thời.
>>> Xem thêm: Phân biệt máy nén khí 1 cấp và máy nén khí 2 cấp
DO NHU CẦU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY CHÚNG TÔI CẦN TUYỂN NHÂN KỸ THUẬT, AI CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ: 0965852289
Tính năng của dầu bôi trơn mang tính quyết định đến tuổi thọ của máy nén khí trục vít, vì vậy nếu sử dụng không đúng hoặc sai nhãn mác, dầu tái sinh, dầu pha… sẽ làm hỏng máy nén nghiêm trọng. Việc thay dầu diễn ra định kì và thường xuyên và kĩ thuật […]
Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế […]
1, Khái niệm: Bình chứa khí (Bình áp lực) là một thiết bị dùng để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. 2. Áp suất của Bình chứa khí (Bình áp lực) – Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm […]