0965.852.289


PHẠM VĂN HIỆP

Hotline : 0965.852.289
Email: [email protected]

Phân loại và nguyên lý làm việc của bộ lọc đường ống máy nén khí


Bộ phận lọc đường ống của máy nén khí hay có cách gọi khác là lọc khí lắp trên đường ống của hệ thống khí nén sẽ có chức năng bảo vệ các trang thiết bị của bạn khỏi bị dính bụi bẩn, dầu và cả nước.

Phần bụi bẩn sẽ được đi vào các thiết bị của bạn, đặc biệt là khi bụi bẩn được chứa trong thành phần dầu của máy khí nén. Điều này sẽ gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến các bộ phận van, môtor và các thiết bị khí nén khác trong hệ thống. Bởi vậy, bạn cần phải sử dụng bộ lọc khí lắp trên đường ống để có thể bảo vệ thiết bị của bạn. Vậy bộ lọc nào bạn nên lắp đặt?

Một số loại bộ lọc của đường ống máy nén khí:

Chúng ta sẽ thường thấy trên đường ống của máy nén khí sẽ có lắp một hoặc một số bộ lọc, điều này sẽ tương đương với các cấp độ và chức năng lọc khác nhau, cụ thể như dưới đây:

– Lọc bụi: Đây là bộ lọc được lắp nhằm loại bỏ bụi bẩn từ khí nén đi vào.

– Lọc nhiên liệu: Bộ lọc này có chức năng loại bỏ dầu hoặc hơi dầu còn lẫn trong phần khí nén.

– Bộ lọc than hoạt tính: Bộ lọc này có tác dụng lọc bỏ mùi hôi và hơi nước. Nó thường sẽ được sử dụng trong các nhà máy chế biến thức ăn hoặc là bệnh viện nơi cần khí oxi cho bệnh nhân.

– Lõi lọc dành cho đường ống: Bộ lọc khí thường sẽ được chế tạo bởi hai thành phần chính là khoang chứa bên ngoài và lõi lọc bên trong.

– Lõi lọc chính là một bộ phận làm các chức năng này: lọc khí nén.

Nguyên lý làm việc của bộ lọc đường ống máy nén khí:

Nguyên lý làm việc của đường ống máy nén khá đơn giản: khí đi vào bên trong và sẽ đi qua các bộ lọc, nơi mà tất cả các phần bụi bẩn, nước và dầu sẽ được thu lượm. Sau quá trình lọc, phần khí sạch sẽ được đi ra.

Chi phí và một số vấn đề mà bạn cần phải cân nhắc:

Khi bạn mua bộ lọc khí lắp trên đường ống của mình thì quan trọng nhất bạn phải nhớ là chất lượng đường ống của mình
Chất lượng của bộ lọc khí sẽ cho ra phần khí sạch hơn, điều này có nghĩa là sẽ hạn chế ít vấn đề xảy ra với trang thiết bị của bạn hơn. Thêm vào đó, một bộ lọc khí chất lượng tốt sẽ góp phần gây tụt áp thấp hơn và điều này sẽ tiết kiệm được năng lượng cho bạn nhiều hơn. Mỗi một bộ phận gây tụt áp trong hệ thống của bạn, xét từ các bộ lọc, máy sấy khí hay là đường ống,… Điều này sẽ cần phải đòi hỏi bạn cài đặt áp cho máy nén khí cao hơn và đây chính là nguyên nhân khiến cho lượng điện năng tiêu thụ cũng lớn hơn.

>>> Xem thêm: Các bộ phận quan trọng trong máy nén khí

Trong một số trường hợp nhất định, các khoang chứa bộ lọc cũng sẽ làm chức năng quan trọng này: nó sẽ thường được sử dụng để có thể tách bụi bẩn hoặc nước và dầu bằng những cơn xoáy. Khoang chứa sẽ được thiết kế sao cho khí đi vào trong bộ lọc giống như một luồng lốc xoáy. Tất cả các hạt rắn và hơi nước sẽ được gom lại ở bộ phận khoang chứa, trong khi khí sẽ được đưa vào trong lõi lọc.

Bạn cần định kỳ thay thế, bạn chỉ cần mua nguyên bộ lõi lọc và có thể sẽ sử dụng chúng như một bộ lọc đường ống máy nén khí mới.

Điều cần thiết là bạn cũng phải cần phải kiểm tra lưu lượng của bộ lọc sao cho tương thích với hệ thống khí nén của mình


Bài viết liên quan

  • TUYỂN NHÂN VIÊN KỸ THUẬT

    DO NHU CẦU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY CHÚNG TÔI CẦN TUYỂN NHÂN KỸ THUẬT, AI CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ: 0965852289


  • Hướng dẫn thay dầu máy nén khí

    Tính năng của dầu bôi trơn mang tính quyết định đến tuổi thọ của máy nén khí trục vít, vì vậy nếu sử dụng không đúng hoặc sai nhãn mác, dầu tái sinh, dầu pha… sẽ làm hỏng máy nén nghiêm trọng. Việc thay dầu diễn ra định kì và thường xuyên và kĩ thuật […]


  • Tìm hiểu giải pháp tiết kiệm năng lượng máy nén khí

    Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế […]


  • Giới thiệu tổng quan về bình chứa khí (bình áp lực)

    1, Khái niệm: Bình chứa khí (Bình áp lực) là một thiết bị dùng để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. 2. Áp suất của Bình chứa khí (Bình áp lực) – Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm […]