Tính năng của dầu bôi trơn mang tính quyết định đến tuổi thọ của máy nén khí trục vít, vì vậy nếu sử dụng không đúng hoặc sai nhãn mác, dầu tái sinh, dầu pha… sẽ làm hỏng máy nén nghiêm trọng. Việc thay dầu diễn ra định kì và thường xuyên và kĩ thuật nào cũng có thể làm được.
Hôm nay MaynenkhiFusheng.vn xin giới thiệu quy trình thay dầu máy nén khí quy chuẩn và một vài lưu ý cho những người mới tiếp quản công việc này.
1. Quy trình thay dầu máy nén khí
B1: Ấn nút Stop: dừng máy
B2: Ngắt nguồn điện cho máy
B3: Đảm bảo áo dư suất trong máy nén khí giảm xuống mức bằng áp suất môi trường xung quanh. Việc này cần thực hiện tránh những tai nạn xấu xảy ra với áp lực khí nén tồn dư (Kiểm tra đồng hồ áp suất máy chỉ 0 Mpa là được).
B4: Tháo vỏ máy của một số dòng máy như: Máy nén khí Sullair, Hitachi, Kobelco…
B5: Tháo nút bịt xả dầu nối vào bình xả dầu. Khoảng 2 năm thì nên sục máy một lần để cặn bẩn còn sót trong máy được xả ra ngoài.
Lưu ý: Lúc này nên thay dầu ngay khi máy chạy khoảng 8h, nếu cần gấp chỉ cần chạy cho nóng máy và tháo van xả dầu ra ngay, để nguyên áp lực trong máy và xả dầu. Cẩn trọng khi xả dầu có áp suất tránh dầu nóng bắn vào người.
B6: Đặt khay đựng dầu dưới van xả dầu. Để dầu chảy hết ra từ bình dầu đóng van lại và vặn nút bịt kín đường ống dầu.
B7: Đặt khay chứa dầu dưới nút bịt kín bộ làm mát dầu (két giải nhiệt). Để dầu chảy ra hết lắp lại nút bịt kín két làm mát dầu.
Lưu ý với một số hang máy két làm mát đặt tại vị trí cao ta bỏ qua bước này chỉ cần thực hiện bước 6.
B8: Mở nắp đổ dầu. Đổ dầu máy nén khí vào. Lượng dầu đổ quá giữa hai vạch thang đo dầu là được.
B9: Đảm bảo rằng các thiết bị được tháo ra, được lắp lại và vặn chặt nút bịt kín, khóa dầu, nắp đổ dầu vào đúng vị trí cũ.
B10: Bật nguồn điện cho máy. Bấm nút Start trong vòng từ 7 – 8s rồi dừng lại ngay sau đó.
Ta cần làm thao tác này vì khi mới đổ dầu hoặc để lâu ngày lượng dầu chưa kịp phủ để bôi trơn tất cả các khớp che. Nếu bấm chạy có thể ảnh hưởng đến máy nhất là các thành phần chuyển động và vòng bi.
B11: Sau khi bấm chạy 7 – 8s, lượng dầu tại thang đo có thể sụt chút ít vì một lượng nhỏ tuần hoàn trong đường ống và bộ làm mát, lọc dầu.
B12:
– Xác nhận áp suất giảm đến áp suất không khí môi trường xung quanh.
– Kiểm tra mức dầu trong thang đo và bổ sung dầu vào cửa bổ xung dầu máy nén khí.
– Nhớ ngắt nguồn điện, xả áp suất dư trong máy trước khi thêm dầu và vặn chặt lại nút bịt dầu.
B13: Sau khi bổ sung dầu vặn chặt, các chi tiết cần thiết bật máy chạy đầy tải, quan sát mức dầu xem có bất thường hay không.
2. Một vài lưu ý:
– Cần thận khi mua dầu nhớt tránh mua phải dầu tái chế.
– Tránh tình trạng tiếp xúc trực tiếp của bạn với dầu nhớt đã qua sử dụng.
– Dầu đã qua sử dụng được chứng minh là có khả năng gây ung thư trong phòng thí nghiệm.
– Nên vệ sinh tẩy rửa khu vực thay nhớt bằng xà phòng và nước.
– Dầu hết độ nhớt mà không thay thế, một phần của nó sẽ bám dính vào phin lọc gây tắt lọc, tách. Một số trường hợp kẹt đầu nén là do nguyên nhân này.
– Nên thu gom lại, tái chế dầu qua sử dụng hoặc có biện pháp xử lý tránh ô nhiễm môi trường.
– Nên thiết kế nền đặt máy cao hơn mặt sàn để tiện cho việc thay dầu và sửa chữa thường xuyên.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu giải pháp tiết kiệm năng lượng máy nén khí
DO NHU CẦU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY CHÚNG TÔI CẦN TUYỂN NHÂN KỸ THUẬT, AI CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ: 0965852289
Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế […]
1, Khái niệm: Bình chứa khí (Bình áp lực) là một thiết bị dùng để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. 2. Áp suất của Bình chứa khí (Bình áp lực) – Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm […]
Khi chọn mua máy nén khí mới, bạn luôn có bộ tài liệu kỹ thuật hướng dẫn về máy nén khí, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, vì nếu sử dụng không đúng cách có thể gây tai nạn nguy hiểm cho bạn. Và sau đây là một số […]