Thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, trong thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, ngành cơ khí đã có nhiều cố gắng, nỗ lực vươn lên, tạo sự chuyển biến bước đầu ở một số lĩnh vực.
Nhưng tại sao lại vẫn chưa tìm được tiếng nói chung giữa các doanh nghiệp cơ khí, đó là 1 một câu hỏi lớn của xã hội ? Một số cơ quan nghiên cứu – thiết kế và doanh nghiệp sản xuất cơ khí đã từng bước đổi mới, nâng cao năng lực tư vấn, thiết kế, chế tạo thiết bị và công nghệ, tham gia thực hiện một số gói thầu của các dự án trọng điểm quốc gia.
>>> Một số công nghệ cao được ưu tiên phát triển
Về tình hình trong 6 tháng đầu năm 2014, đại diện hội doanh nghiệp cơ khí – điện cho biết, hầu hết doanh nghiệp trong lĩnh vực này đều gặp khó khăn về thị trường vốn và khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó, chi phí doanh nghiệp lại tăng do các yếu tố điện, nước, lương nhân công…., khiến cho các chỉ tiêu đặt ra khó hoàn thành trong năm nay.
Riêng về các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ khí sản xuất hàng phụ trợ, cơ khí chính xác, cơ khí chế tạo thì gặp phải vấn đề chính sách thuế nhiều năm. Cụ thể như: máy móc, khuôn mẫu trong nước chế tạo rất tốt nhưng nhập khẩu thuế suất vẫn 0% trong khi nguyên vật liệu như: thép cacbon, các linh kiện điện, bộ điều khiển phải nhập từ nước ngoài và phải chịu thuế suất từ 20% đến 30%. Như vậy để tạo ra một sản phẩm cơ khí thì chi phí bị đẩy lên cao, không thể cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. Không chỉ vậy, ngành cơ khí còn đối mặt với những khó khăn khác như việc chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI, vốn vay hỗ trợ từ chính sách của nhà nước, liên kết giữa nhà nước và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp trong ngành, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước…
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào thực trạng và điều kiện phát triển ngành cơ khí trên địa bàn để xây dựng Quy hoạch phát triển ngành cơ khí cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Đề xuất, xây dựng cơ chế đặc thù riêng phù hợp với địa phương để tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cơ khí và đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí trên địa bàn. Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp cơ khí tập trung hoàn thành đầu tư các dự án sản phẩm cơ khí trọng điểm đã được phê duyệt; tăng cường đầu tư vào các dự án công nghiệp hỗ trợ để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong ngành cơ khí; tăng cường cải tiến công tác quản lý chi phí, giảm giá thành, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Đồng thời đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác đầu tư, đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến để sản xuất sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
DO NHU CẦU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY CHÚNG TÔI CẦN TUYỂN NHÂN KỸ THUẬT, AI CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ: 0965852289
Tính năng của dầu bôi trơn mang tính quyết định đến tuổi thọ của máy nén khí trục vít, vì vậy nếu sử dụng không đúng hoặc sai nhãn mác, dầu tái sinh, dầu pha… sẽ làm hỏng máy nén nghiêm trọng. Việc thay dầu diễn ra định kì và thường xuyên và kĩ thuật […]
Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế […]
1, Khái niệm: Bình chứa khí (Bình áp lực) là một thiết bị dùng để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. 2. Áp suất của Bình chứa khí (Bình áp lực) – Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm […]