0965.852.289


PHẠM VĂN HIỆP

Hotline : 0965.852.289
Email: [email protected]

Các bước vận hành máy nén khí


 

  1. Vị trí

–      Chọn nơi khô ráo sạch sẽ với nền xưởng vững chắc để đặt máy nén khí

–      Nhiệt độ môi trường xung quanh lớn nhất mà ở đó động cơ và máy nén có thể vận hành là 40oC (104oF), bởi vậy nó phải được đặt ở nơi thông thoáng.

  1. Lắp đặt động cơ

–  Kiểm tra nguồn điện cung cấp như số pha, điện áp và tần số được biểu hiện trên nhãn của động cơ.

–  Bố trí của dây đai thẳng hàng, vuông góc với động cơ

–  Kiểm tra độ căng đai: Dây đai nên được lắp sao khi ta dùng một lực (3~4.5)kg ở giữa dây đai thì đạt được độ võng vào khoảng cách 10-13 mm (tức không bị căng quá)

Dây đai căng quá sẽ dẫn đến quá tải làm phá huỷ dây đai và động cơ. Khi dây đai lỏng dẫn đến dây đai quá nhiệt và tốc độ không ổn định. Thay đổi lực căng bằng cách nới lỏng bu lông siết của động cơ và trượt động cơ trên đế. Nếu cần thiết có thể sử dụng đòn bẩy hoặc điều chỉnh trên đế moto.

cac-buoc-van-hanh-may-nen-khi

Xem thêm : Nguyên nhân phát sinh tiếng ồn khi máy nén khí hoạt động

  1. Dây điện

Dùng dây điện có tiết diện vừa đủ đảm bảo cho việc tải dòng của động cơ mà không có sự hao tổn điện áp quá lớn (Tiết diện 01 mm2 dây đồng tải được 5A), có thể xem phần sử dụng động cơ điện.

Khi sử dụng máy nén khí cần đảm bảo các yêu cầu an toàn sau:

–  Sử dụng bảo hiểm đai để kín hoàn toàn dây đai và có thể đặt hướng về phía bức tường, khoảng cách tối thiểu thuận tiện cho việc bảo dưỡng là 2 feet (khoảng 610mm)

–  Ngắt công tắc điện khi không làm việc để tránh máy khởi động ngoài mong muốn.

–  Xả hết áp lực khí nén trong hệ thống trước khi bảo trì sửa chữa đề đảm bảo an toàn.

–  Khi lắp điện không được bỏ qua rơ le bảo vệ dòng quá tải của động cơ.

–  Không được thay đổi việc cài đặt làm ảnh hưởng tới hoạt động của van an toàn.

Khi neo móc thiết bị để di chuyển không làm quá căng quá các đường ống, dây điện hay bình chứa.

  1. Quy trình khởi động máy.

Nếu máy nén được trang bị hệ thống đóng ngắt tự động (với rơ le áp lực không tải), nó tự động không tải khi khởi động và sẽ tự động tải sau khi đạt đến tốc độ. Nếu máy nén khí được trang bị bộ điều khiển tốc độ không đổi (van điều khiển không tải, cần dùng tay điều khiển không tải) nếu có áp lực trong đường ống xả, để khởi động không tải máy nén khí phải được hoạt động bằng tay sau khi đạt được tốc độ làm việc. Tất nhiên, chức năng tự động duy trì áp suất hoạt động đến khi máy ngưng làm việc.

Đóng công tắc và bắt đầu khởi động máy. Quan sát chiều quay, chiều quay ngược chiều kim đồng hồ khi ta quan sát từ phía bên cạnh của bánh đà máy nén đối với tất cả các loại máy. Đối với máy một pha, chiều quay chỉ dẫn trên nhãn động cơ và được quy định tại nơi sản xuất. Đối với máy ba pha, nếu chiều quay không đúng, dừng máy và thay đổi hai trong ba dây pha của động cơ, khi đó chiều quay của động cơ sẽ đảo lại.

  1. Điều chỉnh áp suất

Trừ các yêu cầu khác, hệ thống điều khiển áp lực đã được cài đặt tại Nhà máy:

– Áp suất không tải: 7kg/cm2

– Áp suất tải: 5kg/cm2

Việc thay đổi được thực hiện theo quy trình điều chỉnh dưới đây:

* Van điều khiển khí nén

  • Điều chỉnh áp suất không tải

–  Nới lỏng đai ốc khoá trên

–  Vặn bu lông điều chỉnh áp suất không tải theo cùng chiều kim đồng hồ để tăng áp suất không tải và ngược lại để giảm áp suất không tải.

–  Siết đai ốc khoá trên.

  • Điều chỉnh áp suất tải

–  Nới lỏng đai ốc khoá dưới

–  Vặn đai ốc điều chỉnh chênh lệch áp suất theo chiều kim đồng hồ để giảm áp suất, ngược chiều kim đồng hồ để tăng áp suất.

–  Siết đai ốc khoá dưới.

* Điều khiển Rờ Le áp suất

–  Vặn vít điều chỉnh áp suất không tải theo cùng chiều kim đồng hồ để tăng áp suất không tải và ngược lại để giảm áp suất không tải.

– Vặn vít điều chỉnh chênh lệch áp suất theo chiều kim đồng hồ để giảm áp suất, ngược chiều kim đồng hồ để tăng áp suất.

  1. Bảo trì – Bảo dưỡng máy

Một kế hoạch bảo trì tốt tuổi thọ của máy sẽ tăng lên.

Dưới đây là kế hoạch bảo dưỡng máy  (Lưu ý: tắt nguồn trước khi bảo dưỡng)

* Bảo dưỡng hằng ngày

–  Kiểm tra và duy trì mức dầu nằm giữa kính thăm dầu.

–  Xả bình chứa khí 4 tiếng hay 8 tiếng mỗi lần phụ thuộc vào độ ẩm của không khí.

–  Kiểm tra chấn động và tiếng ồn bất thường (xem bảng xử lý các vấn đề bất thường)

* Bảo dưỡng hàng tuần

–  Làm sạch bộ lọc khí. Bộ lọc bị nghẹt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất máy và  dẫn đến quá nhiệt và giảm tuổi thọ nhớt.

–  Lám sạch tất cả linh kiện bên ngoài của máy. Đảm bảo các ống giải nhiệt ở hai đầu máy nén sạch sẽ. Máy bị dơ sẽ tạo ra nhiệt độ cao khác thường và dầu bị các bon hoá ở các linh kiện van bên trong.

–  Kiểm tra hoạt động van an toàn bằng cách kéo vòng hay cần.

* Bảo dưỡng hàng tháng

–  Kiểm tra rò rỉ của hệ thống khí.

–  Kiểm tra dầu, thay nếu cần thiết.

–  Kiểm tra độ căng dây đai, tăng nếu cần.

* Bảo dưỡng hàng quý

–  Thay dầu.

–  Kiểm tra các van. Làm sạch muội than ở các van và đầu máy.

–  Kiểm tra và siết tất cả các bu lông, đai ốc,… nếu thấy cần thiết.

–  Kiểm tra chế độ không tải của máy.

* Bôi trơn

–  Sử dụng nhớt SAE 20 vào mùa đông, SAE 30 vào mùa hè.

–  Sử dụng nhớt hợp lý thì tốc độ (vòng/ phút) của máy sẽ đạt được như mong muốn, nằm trong tốc độ giới hạn.

–  Duy trì mức dầu luôn nằm ở giữa giới hạn và giới hạn dưới của kính thăm dầu.

–  Ngừng máy, cho (châm) dầu vào.

–  Không được đổ dầu cao hơn giới hạn trên và không được vận hành máy khi dầu dưới giới hạn dưới.

–  Thay dầu vào 100 giờ làm việc đầu tiên và 1000 giờ cho các lần tiếp theo hoặc theo quy định. Có thể thay sớm hơn thông thường trong điều kiện thông thoáng và ẩm ướt không tốt.


Bài viết liên quan

  • TUYỂN NHÂN VIÊN KỸ THUẬT

    DO NHU CẦU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY CHÚNG TÔI CẦN TUYỂN NHÂN KỸ THUẬT, AI CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ: 0965852289


  • Hướng dẫn thay dầu máy nén khí

    Tính năng của dầu bôi trơn mang tính quyết định đến tuổi thọ của máy nén khí trục vít, vì vậy nếu sử dụng không đúng hoặc sai nhãn mác, dầu tái sinh, dầu pha… sẽ làm hỏng máy nén nghiêm trọng. Việc thay dầu diễn ra định kì và thường xuyên và kĩ thuật […]


  • Tìm hiểu giải pháp tiết kiệm năng lượng máy nén khí

    Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế […]


  • Giới thiệu tổng quan về bình chứa khí (bình áp lực)

    1, Khái niệm: Bình chứa khí (Bình áp lực) là một thiết bị dùng để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. 2. Áp suất của Bình chứa khí (Bình áp lực) – Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm […]