Hệ thống máy bơm khí nén là sự tổng hợp của nhiều thành phần, thiết bị khác nhau bao gồm máy nén khí, bình tích áp để tạo lượng khí và các thiết bị xử lý khí nén; giúp cho quá trình hoạt động của dây chuyền sản xuất diễn ra ổn định, các sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây hao hụt nhanh dầu máy nén khí
Máy nén khí
Là một trong những thiết bị quan trọng nhất đối với hệ thống khí nén, và được ví như trái tim trong hệ thống khí nén, thiết bị có nhiệm vụ trực tiếp sản sinh ra khí nén, tăng áp suất chất khí để cung cấp lượng khí này tới các thiết bị khác có nhu cầu sử dụng khí nén. Máy nén khí có hai loại thường được sử dụng phổ biến, bao gồm máy nén khí trục vít và máy nén khí piston.
Bình tích áp ( Bình chứa khí)
Mục đính chính của bình tích áp là tích trữ lượng khí nén do máy nén cung cấp, có áp suất khí nhất định theo yêu cầu của công việc, khí sẽ được giữ lại trong bình với giá trị áp suất không đổi và cung cấp lại cho hệ thống thiết bị và dụng cụ có nhu cầu sử dụng đột xuất; nhằm duy trì áp suất làm việc trong hệ thống không khí giảm xuống một cách đột ngột, ảnh hưởng đến quá trình làm việc của thiết kế và máy móc sử dụng khí nén. Ngoài ra, bình chứa khí còn có chức năng quan trọng khác là ngưng một phần nước, bụi bẩn mà máy nén khí cung cấp cho hệ thống và làm giảm nhiệt độ, làm mát đầu vào cho các thiết bị khác như máy sấy khí, lọc khí và các thiết bị khí nén khác.
Thiết bị xử lý khí nén
Trong quá trình hoạt động, không khí được lấy từ bên ngoài môi trường có rất nhiều bụi bẩn, hơi nước lẫn trong khí và khi đi vào bên trong máy nén cộng với cặn bã của dầu bôi trơn; khí nén mang chất bẩn tải đi trong những ống dẫn sẽ gây nên sự ăn mòn, rỉ sét trong ống và trong các chi tiết khác trong máy bơm không khí. Do đó máy nén khí Puma, máy nén khí Fusheng, Pegasus,… thường được trang bị các bô phận có chức năng xử lý khí trước khi lượng khí này được đưa ra ngoài. Hệ thống xử lý khí nén được chia thành 3 giai đoạn:
– Lọc khí tinh: Loại bỏ tất cả các loại tạp chất kể cả kích thước rất nhỏ.
– Lọc khí thô: Dùng bộ phận lọc bụi thô kết hợp với bình ngưng để tách hơi nước.
– Phương pháp sấy khô: Dùng thiết bị sấy khô khí nén để loại bỏ hầu hết lượng nước lẫn bên trong, giai đoạn này xử lý tùy theo yêu cầu sử dụng của hệ thống khí nén.
Ngoài ra còn có những thành phần khác, góp phần quan trọng thúc đẩy hệ thống máy bơm khí nén hoạt động ổn định, hiệu quả và cung cấp lượng khí nén chất lượng nhất.
DO NHU CẦU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY CHÚNG TÔI CẦN TUYỂN NHÂN KỸ THUẬT, AI CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ: 0965852289
Tính năng của dầu bôi trơn mang tính quyết định đến tuổi thọ của máy nén khí trục vít, vì vậy nếu sử dụng không đúng hoặc sai nhãn mác, dầu tái sinh, dầu pha… sẽ làm hỏng máy nén nghiêm trọng. Việc thay dầu diễn ra định kì và thường xuyên và kĩ thuật […]
Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế […]
1, Khái niệm: Bình chứa khí (Bình áp lực) là một thiết bị dùng để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. 2. Áp suất của Bình chứa khí (Bình áp lực) – Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm […]