HF120 là một sản phẩm hợp tác giữa GE và Honda, được phát triển dành riêng cho máy bay phản lực doanh nhân HondaJet. Mẫu động cơ này vừa hoàn tất các chứng nhận thử nghiệm của Cục hàng không liên bang Hoa Kỳ (FAA) và điểm độc đáo của nó là đường kính cánh quạt chỉ 18″ (45,7 cm).
HF120 có thể là chiếc động cơ phản lực nhỏ nhất theo GE nhưng nó vẫn mang lại lực đẩy 2095 lb (~ 950 kg). HF120 là một biến thể của Honda HF118 – đây là động cơ phản lực 2 luồng khí (turbofan) được sản xuất liên doanh bởi GE Honda Aero Engines. Động cơ sử dụng một cánh quạt xoắn (wide-chord) để đưa luồng khí vào máy nén 2 kỳ, áp suất thấp. Luồng khí nén tiếp tục được nạp vào một máy nén khí quay ngược chiều, áp suất cao với một bánh công tác (impeller) bằng titan giúp tăng áp suất dòng khí. Honda đã bắt đầu phát triển những động cơ tương tự kể từ năm 1986 và phiên bản cuối cùng đã được sản xuất hợp tác cùng GE. GE cho biết thiết kế gọn nhẹ của động cơ không chỉ vượt quá các tiêu chuẩn môi trường của máy bay phản lực doanh nhân mà còn cải thiện hiệu quả nhiên liệu.
>>> Xem thêm: Chế tạo Robot in 3D tự động biến hình đầu tiên
Terry Sharp, chủ tịch GE Honda Aero Engines cho biết: “Honda đã sở hữu một chiếc động cơ có thể hoạt động nhưng GE biết cách đưa sản phẩm này vào khai thác. Cùng nhau, chúng tôi đã tái thiết kế động cơ và thực hiện qua các bài kiểm tra của FAA nhằm đạt được những điều kiện cần thiết và trên cả mọi thứ bạn thấy trên thực tế.”
Với bố trí động cơ nằm trên mặt cánh độc đáo, HF120 là một phần của mẫu máy bay phản lực doanh nhân HondaJet. 6 phiên bản đầu tiên của HondaJet đang được Honda Aircraft chế tạo. Mẫu máy bay này đã được phát triển trong suốt 1 thập kỷ trước và nó được thiết kế để chuyên chở 6 hành khách với sải cánh rộng 12,15 m, tổng chiều dài thân 12,7 m, tốc độ cruising ở 778 km/h và tầm bay 2593 km.
Thiết kế khung sườn của HondaJet được cho là có thể giảm tiếng ồn trong cabin và dưới mặt đất cũng như mở rộng không gian cabin và khoang chứ hàng hóa. Trong buồng lái, HondaJet được trang bị hệ thống điện tử hàng không thế hệ mới Garmin G3000 được Honda tùy biến với 3 màn hình hiển thị 14″ cùng các bộ điều kiển bằng màn hình cảm ứng.
GE dự kiến sẽ nhận được kết quả phê chuẩn cuối cùng từ FAA đối với động cơ HF120 ngay trong năm nay và hoạt động sản xuất đồng loạt sẽ bắt đầu vào năm 2014. Sau rất nhiều lần trì hoãn, đa phần liên quan đến động cơ thì mẫu máy bay phản lực doanh nhân HondaJet cũng sẽ được cấp chứng nhận bay của FAA trong năm sau.
DO NHU CẦU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY CHÚNG TÔI CẦN TUYỂN NHÂN KỸ THUẬT, AI CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ: 0965852289
Tính năng của dầu bôi trơn mang tính quyết định đến tuổi thọ của máy nén khí trục vít, vì vậy nếu sử dụng không đúng hoặc sai nhãn mác, dầu tái sinh, dầu pha… sẽ làm hỏng máy nén nghiêm trọng. Việc thay dầu diễn ra định kì và thường xuyên và kĩ thuật […]
Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế […]
1, Khái niệm: Bình chứa khí (Bình áp lực) là một thiết bị dùng để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. 2. Áp suất của Bình chứa khí (Bình áp lực) – Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm […]