Điều kiện đủ:
– Vị trí: Chọn vị trí khô rác sạch sẽ, độ ẩm và độ bụi thấp, nền nhà cứng vững chắc. Nhiệt độ môi trường không quá 500C, lưu ý đặt máy nén khí ở nơi thoáng khí thì càng tốt. Máy nén khí phải đặt xa nguồn nhiệt ít nhất 5m, cũng như không đặt máy ở những vùng có những khí có thể tự cháy hoặc những hỗn hợp dễ bốc cháy dễ gây nỗ
– Lắp đặt động cơ: Nguồn điện cung cấp cho máy nén khí có ổn định, xem ampe kế trên máy để biết số pha, điện áp và tần số. Nên dùng dây điện lõi vừa đủ để đảm bảo việc truyền tải ổn định, không có sự suy hao điện áp. Động cơ điện phải được nối tiếp đất hoặc nối không
– Kiểm tra cách buộc dây đai và độ căng của nó, không căng và không võng quá so với quy định, dây đai lỏng và quá căng cũng đều ảnh hưởng đến làm quá tải gây hỏng động cơ.
– Nguyên tắc an toàn: Ngắt điện khi không làm việc, xả hết áp lực khí trong hệ thống khi sửa chữa bảo dưỡng, để máy nguội hẳn khi tiến hành kiểm tra, phải lắp đặt rơ le cho nguồn điện của máy nén khí tránh trường hợp quá tải điện. Tuân thủ các nguyên tắc về vị trí của các bộ phận trong máy nén khí, không thao gỡ thay đổ vị trí.
– Tùy vào từng dòng máy nén khí mà xem nó có được trang bị thiết bị hệ thống đóng ngắt tự động hay trang bị tốc độ không đổi hay không. Mà cần làm bằng tay hoặc tự động duy trì áp suất hoạt động cho đến khi máy ngừng làm làm việc hẳn.
– Sau đó chúng ta tiến hành ngắt và khởi động lại máy, xem chiều quay đúng như quy định sản xuất cho máy một pha và 3 pha, nếu không đúng thì dừng máy và thay đổi các dây pha cho đến khi quay đúng chiều.
Các quy định về áp suất:
Hệ thống điều khiển áp lực đã được cài đặt tại Nhà máy:
– Áp suất không tải: 7kg/cm2
– Áp suất tải: 5kg/cm2
# Điều chỉnh áp suất không tải: Nới lỏng đai ốc khoá trên, vặn bu lông điều chỉnh áp suất không tải theo cùng chiều kim đồng hồ để tăng áp suất không tải và ngược lại để giảm áp suất không tải, siết đai ốc khoá trên.
#Điều chỉnh áp suất tải: Nới lỏng đai ốc khoá dưới, vặn đai ốc điều chỉnh chênh lệch áp suất theo chiều kim đồng hồ để giảm áp suất, ngược chiều kim đồng hồ để tăng áp suất, siết đai ốc khoá dưới.
#Điều chỉnh rơ le áp xuất: Vặn vít điều chỉnh áp suất không tải theo cùng chiều kim đồng hồ để tăng áp suất không tải và ngược lại để giảm áp suất không tải. Vặn vít điều chỉnh chênh lệch áp suất theo chiều kim đồng hồ để giảm áp suất, ngược chiều kim đồng hồ để tăng áp suất.
Đến đây chúng tôi tạm dừng kết thúc phận 1, phần 2 tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn bảo trì và bảo dưỡng máy nén khí thông thường và an toàn nhất, các bạn đón đọc để giúp cho việc quản lý máy nén khí của mình tốt hơn.
DO NHU CẦU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY CHÚNG TÔI CẦN TUYỂN NHÂN KỸ THUẬT, AI CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ: 0965852289
Tính năng của dầu bôi trơn mang tính quyết định đến tuổi thọ của máy nén khí trục vít, vì vậy nếu sử dụng không đúng hoặc sai nhãn mác, dầu tái sinh, dầu pha… sẽ làm hỏng máy nén nghiêm trọng. Việc thay dầu diễn ra định kì và thường xuyên và kĩ thuật […]
Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế […]
1, Khái niệm: Bình chứa khí (Bình áp lực) là một thiết bị dùng để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. 2. Áp suất của Bình chứa khí (Bình áp lực) – Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm […]