– Đọc và hiểu rõ hướng dẫn sử dụng, Người sử dụng phải được hướng dẫn sử dụng và an toàn sử dụng
– Luôn đeo kính bảo hộ để bảo vệ mắt. Bảo vệ chính người sử dụng cũng như người khác trong khu vực xung quanh.
– Đối với súng vặn bu lông: Chỉ sử dụng loại khẩu tuýp dùng riêng cho súng (Impact socket). Luôn sử dụng khẩu tuýp ở trạng thái tốt.
– Khẩu tuýp bị dơ, mòn, làm giảm lực xiết và có thể vỡ bất cứ lúc nào gây nguy hiểm.
– Ngừng ngay dụng cụ khí nén khi phát hiện tiếng kêu bất thường , kiểm tra và sửa chữa chúng ngay.
– Khi vận hành, hướng dòng khí xả ra phía ngoài, không hướng vào người khác.
– Các bộ phận của dụng cụ khí nén được chế tạo với độ chính xác cao, không nên quăng, làm rơi hoặc nắm giữ thiếu cẩn thận.
– Đất, cát, tạp chất vào trọng dụng cụ làm cho dụng cụ hoạt động không ổn định, yếu, nhanh mòn và có thể làm dụng cụ ngừng hoạt động.
– Tháo dụng cụ ra khỏi dây khí nén khi sửa chữa và khi không sử dụng trong thời gian dài, bảo quản dụng cụ nơi khô ráo sạch sẽ.
>>> Xem thêm : Máy nén khí
– Bôi trơn: Bôi trơn là thành phần không thể thiếu đối với dụng cụ khí nén.
– Bôi trơn Motor khí nén:
Bôi trơn hàng ngày, nên có bình phun dầu tự động trong hệ thống khí nén. Có thể dụng loại dầu: SHELL: TETRA số 10 (SAE#10) / MOBIL: VELOCITY số 6 (dầu thuỷ lực) hoặc tương đương. Nếu không có bình phun dầu tự động trên hệ thống khí nén, có thể bôi trơn bằng cách: Tra khoảng 1cc-3cc dầu vào lỗ tra dầu hoặc vào đầu nối đuôi dụng cụ trước và sau mỗi ngày làm việc tuỳ thuộc vào cỡ dụng cụ cường độ làm việc của dụng cụ.
– Bôi trơn bộ phận búa hoặc bánh răng:
Hàng tháng tháo và kiểm tra mỡ trong búa hoặc cơ cấu bánh răng, nếu thiếu phải bổ sung ngay. Có thể dùng loại mỡ: Molybdenum hoặc dầu SAE#30 hay loại tương đương. Dầu, mỡ bôi trơn là thành phần không thể thiếu của dụng cụ khí nén. Bôi trơn đúng cách sẽ quyết định độ bền và hiệu suất làm việc của dụng cụ khí nén.
– Khí nén
Chỉ sử dụng khí nén sạch & khô (khí nén đã qua lọc và sấy), sử dụng áp lực khí nén đúng quy định cho từng loại dụng cụ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. (Thông thường chỉ nên dùng áp lực khí nén: 6,5 – 7,5 kg /cm2- khuyên dùng). Áp lực khí quá cao làm giảm tuổi thọ của dụng cụ và có thể hỏng ngay, nhà sản xuất sẽ không bảo hành trong trường hợp này.
Máy nén khí phải đủ lớn và phù hợp với dụng cụ. Tốt nhất lưu lượng của máy nén khí phải lớn hơn lượng khí tiêu thụ của dụng cụ khoảng 20%-30%. Cỡ dây khí nén và các đầu nối phải phù hợp để đảm bảo đủ lượng khí cho dụng cụ hoạt động.
– Khi dụng cụ hoạt động không ổn định
+ Áp suất, lưu lượng khí không đủ, rò rỉ khí trên hệ thống khí nén => Khắc phục: kiểm tra lại áp suất bình nén, dây khí nén.
+ Kích thước dây và đầu nối không đúng => Khắc phục: Kiểm tra kích cỡ dây và đầu nối thích hợp
+ Dụng cụ thiếu dầu, mỡ bôi trơn => Khắc phục: Tra đủ, đúng chủng loại dầu mỡ
+ Chất cặn bẩn, chất dính, chất gỉ trong lọc khí, trong dụng cụ => Khắc phục: Kiểm tra và rửa sạch.
+ Công tắc điều chỉnh bị kẹt, đóng mở không hết, dẫn đến dụng cụ bị yếu, hoạt động không ổn định. Trong quá trình sử dụng, cặn bẩn và nước trong đường khí nén kết hợp với dầu mỡ làm cho các bộ phận này bị gỉ, két bẩn => Khắc phục: Tháo và vệ sinh sạch sẽ.
+ Kiểm tra các nguyên nhân trên, dụng cụ vẫn trục trặc và hoạt động không ổn định =>Khắc phục: Tháo dụng cụ, kiểm tra và thay thế các bộ phận bị mòn và hư hỏng như: Cánh gió, búa, cam, vòng bi….
– Thay thế phụ tùng
Cũng như các máy móc khác, trong quá trình sử dụng, một số bộ phận của dụng cụ khí nén bị mòn, bị hỏng dẫn đến giảm công suất, hoạt động không ổn định, tiêu tốn nhiều khí nén:
+ Bộ phận búa, đe búa, cam, lồng búa
+ Cánh gió.
+ Các vòng bi…
– Luôn sử dụng phụ tùng chính hãng để dụng cụ hoạt động ổn định và bền.Thay thế đồng bộ phụ tùng sẽ tốt hơn.
– Mọi vấn đề liên quan xin liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp.
>>>Xem thêm: Sự khác biệt của máy nén khí cấp 1 và máy nén khí cấp 2
DO NHU CẦU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY CHÚNG TÔI CẦN TUYỂN NHÂN KỸ THUẬT, AI CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ: 0965852289
Tính năng của dầu bôi trơn mang tính quyết định đến tuổi thọ của máy nén khí trục vít, vì vậy nếu sử dụng không đúng hoặc sai nhãn mác, dầu tái sinh, dầu pha… sẽ làm hỏng máy nén nghiêm trọng. Việc thay dầu diễn ra định kì và thường xuyên và kĩ thuật […]
Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế […]
1, Khái niệm: Bình chứa khí (Bình áp lực) là một thiết bị dùng để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. 2. Áp suất của Bình chứa khí (Bình áp lực) – Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm […]