0965.852.289


PHẠM VĂN HIỆP

Hotline : 0965.852.289
Email: [email protected]

Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy nén khí ly tâm


Tìm hiểu nguyên lý và cấu tạo máy nén khí ly tâm

Máy nén khí ly tâm lả dạng máy nén khí được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay, quá trình hình thành và phát triển của loại máy này đã được chúng tôi giới thiệu đến mọi người. Bài viết hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về nguyên lý cấu tạo và hoạt động của máy nén khí ly tâm chi tiết hơn.

mo-hinh-may-nen-khi-ly-tam

Về cấu tạo máy nén khí ly tâm gồm các bộ phận chính là vỏ máy nén khí, trục máy ly tâm, bánh công tác, cánh định hướng. Ngoài ra còn các chi tiết khác quan trọng là cửa hút, cửa xả, vỏ trong, vách ngăn, ổ đỡ, ổ chặn, vòng làm kín, bộ làm kín đầu trục, roto, bánh guồng….

* Vỏ máy nén khí: Vỏ máy nén khí ly tâm là chi tiết có cấu tạo phức tạp, có khối lượng lớn, là giá đỡ cho các chi tiết khác. Trong vỏ máy có các ổ trục để đỡ các trục máy, có các áo nước để dẫn nước làm mát, có các khoang để dẫn khí. Vỏ máy nén khí ly tâm được chế tạo thành 2 nửa để thuận tiện cho việc tháo lắp, tuy nhiên cũng có loại vỏ máy được chế tạo liền khối. Vỏ máy thường được chế tạo bằng gang xám hay bằng gang hợp kim.

  cau-tao-vo-may-nen-khi-ly-tam

* Trục máy ly tâm: Trục để lắp các bánh công tác lên đó nhận truyền động từ động cơ dẫn động, quay với vận tốc cao để thực hiện quá trình nén khí. Trục máy được lắp vào các các ổ đỡ trên vỏ máy. Trục máy được chế tạo bằng thép hợp kim.

* Cánh định hướng: Cánh định hướng của máy nén khí ly tâm là một tấm kim loại đặt sát với bánh công tác, đóng vai trò dẫn hướng dòng khí đi từ cửa xả của cấp nén này tới cửa nạp của cấp nén kế tiếp, cánh định hướng được chế tạo bằng gang hoặc thép hợp kim. Cánh định hướng được gắn với vỏ và không quay theo trục máy.

cau-tao-canh-dinh-huong-may-nen-khi-ly-tam

* Bánh công tác: Bánh công tác được lắp trên trục máy quay theo trục máy để làm biến đổi động năng chất khí, thực hiện quá trình nén khí, trên bánh công tác có các bánh cong. Có 3 loại bánh công tác, bánh công tác hở, bánh công tác nửa hở, bánh công tác kín.

cau-tao-banh-cong-tac-may-nen-khi-ly-tam

*Bộ phận làm kín gồm: Vòng đệm kín khuất khúc, Vòng bịt kín kiểu tiếp xúc cơ học, Đệm màng lỏng (oil seal),

* Ngăn cân bằng

Nguyên lý hoạt động của máy nén khí ly tâm:

Máy nén khí ly tâm sử dụng đĩa xoay hình cánh quạt hoặc bánh đẩy để ép khí vào phần rìa của bánh đẩy làm tăng tốc độ của khí. Bộ phận khuếch tán của máy sẽ chuyển đổi năng lượng của tốc độ thành áp suất. Sự biến đổi áp suất của khí khi qua guồng động làm thay đổi khối lượng riêng của khí. Khi guồng động quay, khí sẽ văng từ tâm ra xung quanh dưới tác dụng của lực ly tâm. Làm tăng khối lượng riêng của khí và tạo ra áp lực tĩnh đồng thời vận tốc của khí cũng tăng lên và như vậy tăng áp lực động của khí.

Máy nén khí khí ly tâm thường sử dụng trong ngành công nghiệp nặng và trong môi trường làm việc liên tục. Chúng thường được lắp cố định. Công suất của chúng có thể từ hàng trăm đến hàng ngàn mã lực. Với hệ thống làm việc gồm nhiều máy nén khí ly tâm, chúng có thể tăng áp lực đầu ra hơn 10000 lbf/in² (69 MPa).

Nhiều hệ thống làm tuyết nhân tạo sử dụng loại máy nén này. Chúng có thể sử dụng động cơ đốt trong, bộ nạp hoặc động cơ tua-bin. Máy nén khí ly tâm được sử dụng trong một động cơ tua-bin bằng gas nhỏ hoặc giống như là tầng nén khí cuối cùng của động cơ tua-bin gas cỡ trung bình.

Chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung những tin tức mới nhất về máy nén ly tâm trong các bài viết tiếp theo, các bạn đón đọc và tìm hiểu để tham khảo cho sản phẩm của mình.


Bài viết liên quan

  • TUYỂN NHÂN VIÊN KỸ THUẬT

    DO NHU CẦU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY CHÚNG TÔI CẦN TUYỂN NHÂN KỸ THUẬT, AI CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ: 0965852289


  • Hướng dẫn thay dầu máy nén khí

    Tính năng của dầu bôi trơn mang tính quyết định đến tuổi thọ của máy nén khí trục vít, vì vậy nếu sử dụng không đúng hoặc sai nhãn mác, dầu tái sinh, dầu pha… sẽ làm hỏng máy nén nghiêm trọng. Việc thay dầu diễn ra định kì và thường xuyên và kĩ thuật […]


  • Tìm hiểu giải pháp tiết kiệm năng lượng máy nén khí

    Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế […]


  • Giới thiệu tổng quan về bình chứa khí (bình áp lực)

    1, Khái niệm: Bình chứa khí (Bình áp lực) là một thiết bị dùng để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. 2. Áp suất của Bình chứa khí (Bình áp lực) – Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm […]