Khi hệ thống Máy nén khí của bạn được đặt ở nơi thích hợp, đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật và bảo dưỡng thường xuyên thì thời gian sử dụng của máy sẽ lâu hơn và bạn không phải sửa chữa những hỏng hóc lặt vặt, hoặc chịu đựng tiếng ồn quá mức của máy…Sau đây là những lưu ý cụ thể khi sử dụng hệ thống máy nén khí:
1. Những yêu cầu lắp đặt của hệ thống điện
– Nên lắp một hệ thống cung cấp nguồn độc lập riêng cho máy, nó có thể ngăn ngừa sự quá tải hoặc không cân bằng của 3 pha khi nối với các thiết bị khác và 3 pha có hiệu điện thế ổn định trong phù hợp với điện áp danh nghĩa của môtơ, điện áp nằm trong khoảng dung sai 5% so với điện áp danh nghĩa.
– Lựa chọn đúng dây cáp điện mà máy yêu cầu.
– Tỷ lệ nguồn ra và môtơ phải giống nhau.
– Kiểm tra tránh sự rò rỉ (bị hở) các đường ống khí hoặc ống nước.
2. Môi trường đặt máy nén khí
– Phòng rộng rãi và đủ sáng để vận hành và bảo dưỡng, máy được giữ cách âm, cách tường bao quanh và trần ít nhất là 1,2 mét. Phòng cần có cửa thông gió phù hợp.
– Môi trường không được quá nóng (<40oC) và bụi, máy cần có quạt làm mát với lưu lượng lớn hơn lưu lượng của quạt máy nén.
– Chú ý tới hướng anh nắng có thể làm ảnh hưởng tới việc tăng nhiệt độ môi trường.
– Nếu đảm bảo tốt các điều kiện trên máy sẽ ít bị đóng bụi và quá trình axít hoá và loại ăn mòn khác sẽ chậm. Nếu chất lượng khí dưới mức tiêu chuẩn tốt nhất nên lắp đặt những thiết bị lọc để làm sạch khí.
– Với kết cấu trong hộp và được đặt trên giá, máy nén loại này có thể di chuyển trên các nền xung quanh. Nếu di chuyển lên trên gác, bạn phải có những biện pháp bảo vệ tránh mài mòn.
3. Giữ gìn và bảo dưỡng
– Lượng dầu bôi trơn là yếu tố thiết yếu ảnh hưởng tới hiệu suất và hoạt động của máy nén trục vít. Nếu dầu thiếu sẽ gây ra một vài hư hỏng của máy nén, vì vậy hãy sử dụng loại dầu đặc biệt của máy nén trục vít.
– Loại dầu đặc biệt dùng cho máy nén trục vít có chất lượng rất tốt, độ nhớt ở khoảng 66o C rất phù hợp cho máy nén trục vít và nó là yếu tố chống lại sự thoái hoá, rất khó để hoà tan vào nước thành dạng sữa hoặc nổi bọt và chống mòn…
3.1. Chu kì thay dầu: Ban đầu nên thay dầu sau khi máy hoạt động khoảng 500 giờ ( chạy rotđa). Ở những lần thay sau nên thay sau khoảng 2.000 giờ với máy sử dụng dầu gốc khoáng, hoặc lâu hơn tới 8000h nếu dùng dầu tổng hợp.
3.2. Thay dầu và lọc dầu:
4. Công việc hàng ngày
– Kiểm tra an toàn hệ thống điện
– Kiểm tra an toàn hệ thống đường ống
– Kiểm tra vị trí các van ở trạng thái hiệu dụng, van cấp khí đầu ra mở.
– Bật nguồn và khởi động các thiết bị ngoại vi của máy nén như máy sấy khô khí trước.
– Khởi động máy nén và chắc chắn rằng nó làm việc bình thường, thí dụ như khi thời gian chạy khởi động, tiếng ồn khi máy chạy, áp suất hơi khí, áp suất dầu bôi trơn, nhiệt độ của khí và ghi lại toàn bộ các số liệu.
– Sau một thời gian, kiểm tra lại mức dầu, nếu dưới hoặc thấp hơn mức giới hạn, cho thêm lượng dầu bôi trơn theo yêu cầu.
– Nếu thấy những biểu hiện khác thường, ấn nút “OFF” hoặc nút khẩn cấp, chỉ khởi động lại sau khi giải quyết xong hư hỏng.
5. Những chú ý quan trọng khi vận hành máy
– Dừng máy ngay lập tức khi xảy ra bất kì âm thanh khác thường.
– Không được nới lỏng ống dẫn, không mở bulông và ốc hoặc đóng các van khi có áp suất.
– Làm đầy dầu trở lại nếu như mức dầu quá thấp.
– Vận hành nên thích hợp với những sự thay đổi bao gồm: áp suất hệ thống áp suất, hệ thống nhiệt độ, áp suất từng phần khác nhau, mức dầu và thời gian hoạt động.
>>> Xem thêm: Những sự cố thường gặp khi sử dụng máy nén khí
DO NHU CẦU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY CHÚNG TÔI CẦN TUYỂN NHÂN KỸ THUẬT, AI CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ: 0965852289
Tính năng của dầu bôi trơn mang tính quyết định đến tuổi thọ của máy nén khí trục vít, vì vậy nếu sử dụng không đúng hoặc sai nhãn mác, dầu tái sinh, dầu pha… sẽ làm hỏng máy nén nghiêm trọng. Việc thay dầu diễn ra định kì và thường xuyên và kĩ thuật […]
Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế […]
1, Khái niệm: Bình chứa khí (Bình áp lực) là một thiết bị dùng để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. 2. Áp suất của Bình chứa khí (Bình áp lực) – Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm […]