Trong quá trình sử dụng máy nén khí, chắc chắn chúng ta không thể tránh khỏi những sự cố, rủi ro. Sau đây là những sự cố thường gặp khi sử dụng máy nén khí và cách khắc phục, các bạn cùng tham khảo nhé!
1. Máy nén khí bị dừng do lỗi nhiệt độ cao
Đây là một trong các lỗi thường hay gặp nhất đối với máy nén khí nhất là trong mùa hè. Các nguyên nhân gây nên lỗi nhiệt độ cao cần phải kiểm tra sửa chữa máy nén khí đối với lỗi này gồm:
– Sử dụng sai loại dầu máy nén khí.
– Mức dầu máy nén khí dùng để bôi trơn và làm mát quá thấp.
– Nhiệt độ môi trường xung quanh phòng máy nén khí trục vít quá cao hoặc việc lưu thông giữa gió tươi và gió nóng trong phòng máy không thích hợp.
2. Máy nén khí không chạy
Bạn nhấn nút khởi động máy nén khí ( thường là nút Start màu xanh ) nhưng không có gì xảy ra cả, máy nén khí không chạy.
Các nguyên nhân cần kiểm tra để sửa chữa máy nén khí ở đây có thể là một vấn đề về nguồn cấp điện, hoặc một thiết bị bảo vệ máy nén khí đã kích hoạt do vậy cần kiểm tra các khả năng sau:
– Kiểm tra lỗi trên màn hình máy nén khí ( xem mã lỗi, hiện thị nguyên nhân lỗi hoặc đèn báo lỗi nào…..)
– Kiểm tra xem các rơ le bảo vệ máy nén khí có bị nhảy và reset lại các rơle này.
– Kiểm tra nút dừng khẩn cấp máy nén khí trục vít có hoạt động không.
– Cần kiểm tra cung cấp điện cho máy nén khí ( mất điện áp, mất pha, mất nguồn …. ).
– Nếu lần đầu tiên lắp đặt vận hành máy cần kiểm tra thứ tự pha cấp điện áp cho máy nén khí ( nếu ngược pha máy nén khí trục vít sẽ không chạy ).
Phân phối máy nén khí Fusheng chính hãng tại website: Maynenkhifusheng.vn
3. Máy nén khí chạy công suất thấp hoặc không tạo đủ áp lực
– Để kiểm tra khắc phục sửa chữa sự cố máy nén khí trục vít trên trước tiên ta cần kiểm tra xem có phải hiện tại nhu cầu sử dụng khí nén đang ở mức thấp hoặc có sự rò rỉ khí nén ở đâu đó trên hệ thống đường ống khí nén.
– Nếu lưu lượng khí nén thấp hơn rất nhiều so với trước đây cần kiểm tra các bước sau:
+, Van tiết lưu ( van hút ) của máy nén khí có mở hoàn toàn không ?
+, Kiểm tra sự chênh lệnh áp suất trước và sau tách dầu. Thay thế tách dầu mới cho máy nén khí nếu tách dầu cũ bị hỏng.
+, Kiểm tra xem lọc khí đầu vào máy nén khí trục vít có bị tắc nghẽn không.
+, Kiểm tra lọc khí trên đường ống có bị tắc không bằng cách kiểm tra sự chênh lệnh áp suất trước và sau lọc khí. Thay thế mới nếu lọc khí bị lỗi.
4. Dàn làm mát dầu bôi trơn máy nén quá bẩn
– Quạt làm mát máy nén khí bị hỏng.
– Dầu bôi trơn máy nén khí quá bẩn hoặc bị tắc ở 1 điểm nào đó.
– Van điều khiển nhiệt độ dầu máy nén khí trục vít không hoạt động.
– Máy nén khí có hoạt động nhưng chạy không tải ( không sinh khí nén )
– Máy nén khí trục vít có thể được chạy có tải ( nén khí ) và chạy không tải ( khí đã đủ khí ).
– Van hút ( van tiết lưu ) sẽ đóng hoặc mở tùy thuộc vào lưu lượng khí nén sử dụng. Van hút này được điều khiển bởi hệ thống van điện từ do vậy các nguyên nhân cần phải kiểm tra để sửa chữa máy nén khí gặp phải lỗi này gồm:
+, Kiểm tra nguồn điện cấp đến van điện từ máy nén khí.
+, Kiểm tra cuộn dây điều kiển van điện khí nén cũng như cơ cấu chấp hành hoạt động của solenoid valve
+, Kiểm tra xem van hút có mở không khi máy nén khí chạy.
5. Dầu máy nén khí thoát ra nhiều cùng với khí nén
Để xác định chính xác nguyên nhân nhằm khắc phục sửa chữa máy nén khí trục vít với lỗi này cần kiểm tra các khả năng sau:
– Tách dầu quá cũ hoặc bị hỏng nên không có khả năng giữ được dầu ở lại.
– Đường hồi dầu trong máy nén khí bị tắc/nghẽn
– Nhiệt độ máy nén khí trục vít quá cao
– Dầu trong máy nén khí quá nhiều
– Sử dụng sai loại dầu máy nén khí trục vít theo quy định
– Van áp suất tổi thiểu trong máy nén khí không làm việc.
6. Nước có lẫn nhiều trong khí nén đầu ra
Để khắc phục sửa chữa lỗi máy nén khí trục vít này cần kiểm tra các khả năng sau:
– Các bẫy nước ( van xả nước tự động ) trong hệ thống khí nén có hoạt động tốt không.
– Kiểm tra máy sấy khí có hoạt động tốt không ? Kiểm tra nhiệt độ điểm sương trong máy sấy khí có nằm trong dải cho phép không ?
7. Van an toàn bị nhảy hoặc áp suất khí nén quá cao
– Máy nén khí trục vít không chạy được unload ( không tải ) khi áp lực khí nén đã đạt được như cài đặt. Để khắc phục sửa chữa lỗi máy nén khí trục vít này cần phải kiểm tra công tắc áp suất có được cài đặt và làm việc đúng không ? Kiểm tra van tiết lưu ( van hút ) có đóng hoàn toàn không ? Van điện từ điều khiển chế độ load/unload có hoạt động không ?
– Nếu van an toàn được đặt trước tách dầu cần kiểm tra xem tách dầu trong máy nén khí có bị tắc không ?
8. Rơle bảo vệ quá tải máy nén khí hoạt động
Đây là một trong các lỗi cũng thường xuyên xảy ra, để sửa chữa lỗi máy nén khí trục vít này cần kiểm tra một trong các nguyên nhân sau:
– Kiểm tra xem có quay được đầu nén trục vít bằng tay không ? Nếu không thể quay bằng tay được thì chứng tỏ đầu nén khí bị kẹt bởi đầu nén bị bó hoặc vòng bị đầu nén bị hỏng
– Kiểm tra độ cách điện giữa các cuộn dây động cơ điện. Nếu độ cách điện thấp hơn 10 MΩ thì cần liên lạc với nhà cung cấp máy nén khí.
– Kiểm tra cấp điện áp khi máy nén khí trục vít đang chạy. Nếu điện áp bị sụt áp đáng kể khi máy nén khí khởi động hoặc chạy có tải thì chứng.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử lý khi gặp sự cố keo dầu ở máy nén khí
DO NHU CẦU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY CHÚNG TÔI CẦN TUYỂN NHÂN KỸ THUẬT, AI CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ: 0965852289
Tính năng của dầu bôi trơn mang tính quyết định đến tuổi thọ của máy nén khí trục vít, vì vậy nếu sử dụng không đúng hoặc sai nhãn mác, dầu tái sinh, dầu pha… sẽ làm hỏng máy nén nghiêm trọng. Việc thay dầu diễn ra định kì và thường xuyên và kĩ thuật […]
Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế […]
1, Khái niệm: Bình chứa khí (Bình áp lực) là một thiết bị dùng để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. 2. Áp suất của Bình chứa khí (Bình áp lực) – Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm […]