Ông Nguyễn Văn Hoàn (54 tuổi, xã Phú Lâm, Yên Sơn, Tuyên Quang) được bà con trong xã gọi là nhà sáng chế “chân đất” dù chưa qua trường lớp về cơ khí nhưng ông đã sáng chế và cải tiến các loại máy móc mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, nhất là máy bắt sâu cho chè.
Học hết cấp ba, năm 1984 ông Hoàn lên đường nhập ngũ. Ba năm sau trở về địa phương ông chọn cây chè để phát triển kinh tế gia đình. Năm 1991, ông nhận khoán 14 ha chè cằn cỗi của nông trường tháng 10, nay là Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm, để cải tạo.
Khi ấy, cứ vào mùa thu hoạch là sâu bọ hoạt động nhiều. Chúng hút nhựa cây ở phần búp non làm ngọn chè xoăn lại, khiến nhiều cây chết. Trong khi nhiều hộ khác trong xã tiêu diệt đám côn trùng bằng thuốc trừ sâu, hoặc tro bếp trộn với vôi bột rắc lên cây, thì ông Hoàn trăn trở “làm sao để vừa có chè sạch vừa bảo vệ môi trường”. Dùng tay bắt thì không khả thi vì sâu chè nhỏ như mạt gà tìm đã khó chứ đừng nói là bắt.
Từ đó, ông Hoàn nung nấu ý tưởng tạo ra chiếc máy bắt sâu. Để thực hiện, ông bắt đầu tìm hiểu đặc tính con sâu và phát hiện khi hút nhựa, sâu chỉ cắm vòi vào búp non, còn chân thả lỏng nên dễ dàng tách chúng khỏi ngọn chè. Tiếp đó ông mày mò đọc sách và tìm kiếm thông tin trên Internet các thiết bị tạo gió để hút sâu. Thất bại hết lần này đến lần khác, mãi đến năm 2008 ông mới thành công.
Cuộc sống gia đình lúc ấy gặp nhiều khó khăn vì thiếu vốn đầu tư, năng suất chè thấp, nhiều người khuyên ông từ bỏ. Nhưng nhờ kiên trì, quyết tâm cải tạo đồi chè ông đã khôi phục được 14 ha, mang lại cho gia đình thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm.
Với thiết bị, người dùng chỉ cần kéo máy qua mặt tán cây chè thì lập tức sâu sẽ bị hút vào trong bầu gió. Từ thành công này, dựa trên nguyên lý bầu hút gió, ông tạo ra thiết bị hút sâu cho rau và nhận được đơn đặt hàng từ các nơi như Quảng Ninh, Hà Giang.
Không dừng lại ở đó, năm 2011 ông còn tạo thiết bị máy đốn chè. Hàng năm vào vụ đốn chè, dùng dao phát để đốn mỗi công chỉ được 150-200 m2. Vì vậy, ông Hoàn tìm mua máy cắt cỏ của Nhật trên thị trường về làm máy đốn chè. Ban đầu, thiết bị tạo ra không những không đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật đốn, trái lại lưỡi dao máy cắt cỏ còn băm dập nát thân và cành chè.
Ông mày mò rồi cải tiến lưỡi dao ngắn, to bản của máy cắt thành lưỡi cắt hình chữ S và bản nhỏ. Chiếc máy mang lại năng suất cao hơn nhiều so với đốn bằng tay. Sáng chế của ông Hoàn được nhiều người địa phương và lân cận đặt mua.
>>> Xem thêm: Samsung hợp tác với IBM để nghiên cứu phát triển công nghệ máy tính lượng tử
DO NHU CẦU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY CHÚNG TÔI CẦN TUYỂN NHÂN KỸ THUẬT, AI CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ: 0965852289
Tính năng của dầu bôi trơn mang tính quyết định đến tuổi thọ của máy nén khí trục vít, vì vậy nếu sử dụng không đúng hoặc sai nhãn mác, dầu tái sinh, dầu pha… sẽ làm hỏng máy nén nghiêm trọng. Việc thay dầu diễn ra định kì và thường xuyên và kĩ thuật […]
Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế […]
1, Khái niệm: Bình chứa khí (Bình áp lực) là một thiết bị dùng để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. 2. Áp suất của Bình chứa khí (Bình áp lực) – Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm […]