Bộ tách khí dầu trong máy nén khí là thiết bị có vai trò tách hơi dầu có lẫn trong khí nén, đảm bảo khí nén được sản xuất ra không có lẫn hơi dầu. Đồng thời hạn chế tối đa việc tiêu hao dầu trong máy nén khí.
Đối với bộ tách khí dầu, người dùng cần phải thay thế sau 3000 – 4000 giờ sử dụng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện vận hành thực tế thời gian thay bộ tách khí dầu sẽ được rút ngắn lại. Với những trường hợp máy bơm khí nén không vận hành liên tục, sau khoảng 1,5 năm người dùng nên thay bộ tách khí dầu. Ngoài ra trong trường hợp đèn báo của bộ tách khí dầu sáng, người dùng cũng cần kiểm tra và thay thế nếu cần thiết.
– Tắt máy nén khí, xả toàn bộ áp lực trong máy về mức không. Sau đó đợi cho máy nguội hoàn toàn thì bắt đầu tiến hành thay thế. Chú ý không tháo máy khi nhiệt độ đầu máy còn nóng, vì có thể gây bỏng cho người trực tiếp sửa chữa.
– Tháo bộ tách khí dầu cũ và bỏ ra ngoài. Đồng thời vệ sinh sạch sẽ bồn tách khí dầu.
– Lau sạch bộ tách khí dầu mới bằng khăn sạch, khô. Tiếp theo bôi 1 lớp dầu mỏng lên bề mặt đệm chống rò rỉ của bộ tách khí dầu mới.
– Sau đó tiến hành lắp bộ tách khí dầu mới vào trong máy nén khí, vặn chặt 3//4 vòng.
– Nhấn nút cài đặt lại con tắt thấp áp trên bảng điều khiển và cho máy vận hành thử. Nếu có hiện tượng rò rỉ dầu thì cần phải ngắt máy và vặn chặt lại bình tách khí dầu.
Các bước thay bộ tách khí dầu khá đơn giản, nhưng cũng cần người dùng lắp đặt đúng cách. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả tách khí dầu và nâng cao tuổi thọ cho bộ tách khí dầu.
>>>> Xem thêm: Lưu ý khi sử dụng máy hút bụi
DO NHU CẦU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY CHÚNG TÔI CẦN TUYỂN NHÂN KỸ THUẬT, AI CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ: 0965852289
Tính năng của dầu bôi trơn mang tính quyết định đến tuổi thọ của máy nén khí trục vít, vì vậy nếu sử dụng không đúng hoặc sai nhãn mác, dầu tái sinh, dầu pha… sẽ làm hỏng máy nén nghiêm trọng. Việc thay dầu diễn ra định kì và thường xuyên và kĩ thuật […]
Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế […]
1, Khái niệm: Bình chứa khí (Bình áp lực) là một thiết bị dùng để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. 2. Áp suất của Bình chứa khí (Bình áp lực) – Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm […]