Trong các dòng máy nén khí sử dụng biến tần nói riêng và các hệ thống dùng máy biến tần nói chung, có rất nhiều loại biến tần khác nhau của nhiều hãng, mỗi hãng lại có nhiều chủng loại tùy yêu cầu sử dụng từ đơn giản đến phức tạp, ngày càng hoàn thiện, cải tiến. những biến tần này có thể khác nhau về kết cấu và chi tiết linh kiện nhưng nguyên lí chung thì gần như giống nhau.
Dù là biến tần nào thì mạch điều khiển cũng sử dụng hầu hết là các IC kết hợp với tranzito, điốt ổn áp, tụ điện các loại và những linh kiện khác nhau như điện trở, biến áp xung…
Mạch động lực phải có thyristo, tranzito và điốt công suất… để tạo nên loại biến tần trực tiếp hoặc biến tần gián tiếp.
Sau đây là một số hỏng hóc thường gặp ở một loại biến tần cụ thể (Nhật sản suất) dùng điện 3 pha 3*220V, 3A. Kí hiệu VM1- 04-2 của hãng MIKI PULLEY, từ đây có thể suy ra sự cố ở biến tần khác.
Mạch điều khiển vẫn tốt; bật công tắc: đèn tín hiệu Power-RUN vẫn sáng bình thường, nhưng sau vài giây thì biến tần nóng dần, rồi rất nongsn mạch bảo vệ tự động cắt điện, đèn tín hiệu cũng tắt.
Nguyên nhân chủ yếu do mạch lực có lỗi bị chập. Lần theo mạch in từ nguồn 3 pha R, S , T đến các cực A-K của thyristo, điốt công suất xem có chỗ nào bị chạm nhau, chạm mát không? Quan sate xem có đường nào trên mạch in bị bong lên, sùi ra hoặc có vệt cháy xem không?
Cắt điện, sờ vào từng thyristo, từng điốt, nếu gặp bóng nào đó nóng hơn tất cả những cái kia, thì đấy chính là nơi xảy ra sự cố. Dùng mỏ hàn tháo linh kiện nghi hỏng ra khỏi mạch in để kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng, nếu hỏng thì thay linh kiện mới cũng mã.kí hiệu
Kiểm tra các đường dẫn từ cực K ra ngoài bảng nối dây, trên mạch in dẫn ra U, V, W, phải kiểm tra tất cả các linh kiện trên mạch liên hệ với cực K co thyristo bị hỏng này, nếu tất cả đều tốt thì cắm điệ thử biến tần cho làm việc trở lại. Đo các trị số điện áp ở những điểm chuẩn rồi so sánh với biến tần cùng loại.
– Khối nguồn là nơi hay bị hư hỏng nhất vì phần lớn là các IC cũng như các linh kiện tích cực khác rất nhạy cảm với các biến động của điện lưới, của môi trường bụi ẩm; sự tăng giảm bất thường của lưới điện, nhiệt độ tăng cao, không khí có hơi hóa chất hoặc ở vùng gần biển dễ gây hư hỏng các linh kiện bên trong
Cắm điện, bật công tắc cho biến tần làm việc nhưng động cơ lấy điện từ biến tần không chạy. Không thấy có động tĩnh gì, đèn chỉ thị nguồn cũng không sáng. Đo điện áp ra ở 3 pha U,V W bằng 0 mà điện 3 pha vào R,S,T vẫn đủ thì chác chắn có sự cố ở khối nguồn. Kiểm tra tiếp, cầu chì không đứt, điện áp sau biến áp vẫn còn chứng tỏ cầu chỉnh lưu hỏng; điốt hỏng hoặc điện trở lọc bị đứt. nếu bật công tắc nguồn mà cầu chì bị đứt ngay thì nguyên nhân sự cố có thể là: biiens áp AC bị hỏng; đường dây chạm mát; tụ lọc bị chập; điốt chỉnh lưu ngắn mạch..
Các hư hỏng được sắp xếp theo thứ tự:
+ Cuộn dây sơ cấp hoặc thứ cấp bị chập mạch.
+ Các tụ lọc nhiễu,tụ lọc nguồn một chiều bị rò, chập.
+ Các điốt ổn áp bị nổ.
+ Các điốt chỉnh lưu bị hỏng.
Cuối cùng mới kiểm tra được các điện trở, các tụ giấy, tụ gốm. riêng tranzito và nhất là IC thấy rất ít hỏng và nếu bị hỏng thường khó phát hiện và phải có kinh nghiệm mới tìm ra được.
– Nếu khối nguồn còn tốt, đèn tín hiệu vẫn sáng nhưng máy không chạy được hoặc làm việc không chuẩn thì hư hỏng thường xảy ra ở khối nghịch lưu. Đo điện áp một chiều phải tốt; kiểm tra chiết áp VR ( để điều chỉnh U một chiều vào mạch) có bị hỏng hoặc bị mòn không?
Hệ thống điều khiển gồm các biến áp đồng pha, mạch ổn áp xoay chiều và các mạch lọc; các linh kiện tích cực như IC thuật toán dùng cho khâu so sánh: Các IC số dùng cho mạch điều khiển số; mạch điều khiển không đông bộ đòi hỏi những kĩ thuật khá phức tạp; có nhiều lõi điều chỉnh đặc biệt đã được các chuyên gia của nhà sản xuất với những thiết bị đo lường chuyên dùng, có độ chính xác cao điều chỉnh để đảm bảo tính đối xứng của góc điều khiển a cho tất cả các kênh. Bởi vậy khi sửa chữa không được quay, vặn điều chỉnh mò vào những linh kiện này. Cách tốt nhất là lau chùi sạch sẽ, dùng khí nén để thổi hết bụi bẩn ra khỏi mạch in, linh kiện. Lấy máy sấy tóc thổi khí nóng vào những chỗ nghi là nhiễm ẩm. Xiết chặt các ốc vít ở chỗ nối dây, ấn mạnh chặt chẽ các giắc cắm, nếu cần thì hàn lại chân các linh kiện bị bong, bị nứt. Nhiều trường hợp chỉ sửa đơn giản như trên là máy lại vận hành tốt. Theo kinh nghiệm thì các linh kiện ở mạch điều khiển ít hỏng như ở các mạch động lực.
>>> Xem thêm: Những điều cần biết khi sử dụng máy phun rửa cao áp
DO NHU CẦU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY CHÚNG TÔI CẦN TUYỂN NHÂN KỸ THUẬT, AI CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ: 0965852289
Tính năng của dầu bôi trơn mang tính quyết định đến tuổi thọ của máy nén khí trục vít, vì vậy nếu sử dụng không đúng hoặc sai nhãn mác, dầu tái sinh, dầu pha… sẽ làm hỏng máy nén nghiêm trọng. Việc thay dầu diễn ra định kì và thường xuyên và kĩ thuật […]
Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế […]
1, Khái niệm: Bình chứa khí (Bình áp lực) là một thiết bị dùng để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. 2. Áp suất của Bình chứa khí (Bình áp lực) – Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm […]