Máy sấy phun là thế hệ máy sấy công nghiệp hiện đại sử dụng công nghệ sấy phun để làm khô sản phẩm…
Như ta đã biết từ trước, sấy khô là quá trình là thoát ẩm thành hơi nước ra khỏi vật liệu cần sấy dưới tác dụng của nhiệt. Hơi ẩm có trong sản phẩm cần sấy có thể bốc hơi ra ngoài do 2 yếu tố chính: sự chênh lệch độ ẩm giữa lớp ngoài – lớp trong của sản phẩm sấy và sự chênh lệch áp suất hơi của nước bên ngoài sản phẩm sấy và môi trường xung quanh.
Hiện nay, hầu như tất cả các sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm đều cần phải trải qua giai đoạn sấy để gia tăng thời gian sử dụng, dễ dàng vận chuyển (do sản phẩm sấy khô có trọng lượng nhỏ hơn nhiều so với sản phẩm tươi sống), và bảo quản sản phẩm được lâu hơn.
Phân phối máy nén khí Fusheng chính hãng tại website: https://maynenkhifusheng.vn/
1. Công Nghệ Sấy Phun Khô
Sấy khô sản phẩm bằng công nghệ sấy phun là một trong những phương pháp sấy chính được áp dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp. Sấy phun được sử dụng rộng rãi trong mọi ngành công nghiệp chính do nó có khả năng chuyển đổi trạng thái của vật liệu sấy từ nguyên liệu dạng lỏng chuyển sang dạng bột. Ngoài ra, các máy sấy này còn cho phép người dùng có thể kiểm soát nhiệt độ của sản phẩm sấy, định dạng hạt cho chúng một cách chính xác, đúng như yêu cầu.
Các máy sấy phun được dùng để sấy khô các sản phẩm dạng lỏng (dung dịch) và dạng rắn pha lỏng (huyền phù) một cách đơn giản và hiệu quả. Sản phẩm sau quá trình sấy phun này thường có dạng bột mịn, như các loại bột sữa, bột ngũ cốc… và dạng hạt mịn, như các chế phẩm dùng trong sinh học và sản xuất dược liệu.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp sấy phun này khá đơn giản: các nguyên liệu sấy dạng dung dịch hay huyền phù sẽ được cô đặc lại (chỉ còn khoảng 40 – 60% độ ẩm) được phun thành những tia, hoặc giọt mịn vào dòng không khí nóng (khoảng 150 – 300 độ C) chuyển động cùng chuyền hoặc ngược chiều trong một buồng sấy lớn. Kết quả của quá trình sấy này là hơi nước được thoát đi nhanh chóng, các hạt sản phẩm thu được sẽ được tách ra ngoài nhờ một bộ phận thu hồi riêng biệt.
2. Máy Sấy Phun Sương Ly Tâm
Các máy phun sương ly tâm khi hoạt động sẽ phun nguyên liệu ở dạng lỏng hoặc huyền phù thành dạng giọt mịn, khá giống giọt sương. Hình thức này giúp nguyên liệu được tiếp xúc đầy đủ với không khí nóng, và sấy khô sản phẩm trong thời gian rất nhanh.
Mấy sấy công nghệ phun sương ly tâm hoạt động trong môi trường khép kín toàn bộ, các bộ phận cấu thành máy được thiết kế từ chất liệu inox không rỉ, và thường bao gồm những chi tiết sau:
– Bộ làm sạch 3 cấp: giúp không khí sau khi qua lọc đạt độ tinh khiết cao.
– Bộ phận giải nhiệt vách tháp sấy: được trang bị trong lòng và phần đỉnh của tháp sấy, đảm bảo nhiệt độ của vách tháp sấy luôn dao động trong khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 80 độ C. Nhiệt độ này giúp sản phẩm có bám dính lại trên tháp cũng không bị cháy, khét hoặc biến chất.
– Bộ phận xối rửa: giúp vệ sinh máy khi thay đổi vật liệu sấy, giúp máy sấy được rất nhiều sản phẩm khác nhau.
– Bộ phận khử bụi: giúp bụi sản phẩm không phát tán ra ngoài môi trường xung quanh.
– Bộ quét không khí: lọc sạch không khí.
– Bộ phun sương tự động: được điều tốc bằng biến tần.
Ngoài ra, tùy vào các model máy khác nhau, nhu cầu sử dụng và đặc trưng của từng ngành nghềmà các máy sấy này còn có thêm một số bộ phận hoặc những chi tiết khác.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu quá trình chế biến khí thiên nhiên
DO NHU CẦU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY CHÚNG TÔI CẦN TUYỂN NHÂN KỸ THUẬT, AI CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ: 0965852289
Tính năng của dầu bôi trơn mang tính quyết định đến tuổi thọ của máy nén khí trục vít, vì vậy nếu sử dụng không đúng hoặc sai nhãn mác, dầu tái sinh, dầu pha… sẽ làm hỏng máy nén nghiêm trọng. Việc thay dầu diễn ra định kì và thường xuyên và kĩ thuật […]
Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế […]
1, Khái niệm: Bình chứa khí (Bình áp lực) là một thiết bị dùng để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. 2. Áp suất của Bình chứa khí (Bình áp lực) – Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm […]